Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Tô mộc – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Caesalpinia sappan L.

Tên khác:

Cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng 

Họ thực vật:

Họ Vang (Caesalpiniaceae).

Nơi bảo tồn: 

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Tô mộc – Wikipedia tiếng Việt

Mô tả, phân bố:

  • Mô tả: Cây tô mộc là một cây cao 7-10m, thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi, hay hơn 12 đôi lá chét, hơi hẹp ở phía dưới tròn ở đầu, mặt trên nhẫn, mặt dưới có lông. Hoa 5 cánh màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lòi ra, nửa dưới chỉ nhị hơi có lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả là một giáp dẹt hình trứng ngược dày, dai, cứng, dài từ 7-10cm, rộng từ 3,5-4cm, trong có 3-4 hạt màu nâu.
  • Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta 

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Gỗ thân cây
  • Thu hái: Gỗ chẻ mỏng phơi khô.

Tô mộc có tác dụng gì? 6 bài thuốc trị bệnh từ cây tô mộc

Công dụng, cách dùng:

Tính vị theo đông y: Vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tì. Có tác dụng hành huyết, thông lạc, khử ứ, chỉ thống, tán phong hòa huyết, chữa đẻ xong ứ trệ, kinh nguyệt bế, ung thũng, bị đánh tổn thương. Không ứ trệ cấm dùng.

Nhân dân dùng tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu dùng trong các trường hợp tử cung chảy máu, đẻ mà mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt.

Còn dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới.

Một số vùng nhân dẫn dùng tỏ mộc nấu với nước uống thay chè.

Phụ nữ có thai không dùng được.

Ngày uống 6 – 12g, dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc gỗ vang còn dùng để nhuộm đồ gỗ trước khi đánh vécni.



0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon