Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Thuốc lá bỏng – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers

Tên khác:

Cây sống đời, cây lá bỏng, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung (Dao), lạc địa sinh căn

Họ thực vật:

Crassulaceae (Thuốc bỏng)

Nơi bảo tồn: 

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

5 bài thuốc dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ

Mô tả, phân bố:

  • Mô tả: Cây thuốc bỏng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây lá bỏng, cây sống đời. Đây là một loại cỏ sống lâu năm, có nguồn gốc từ Madagascar. Thân cây hình tròn, bề mặt nhãn, chứa nhiều đốm tía và có chiều cao dao động từ 40 – 60cm. Lá bỏng mọc đối xứng dọc theo hai bên thân cây, có thể là lá nguyên hoặc xẻ làm 3 thùy. Phiến lá dày, chứa nhiều nước, xung quanh mép lá có nhiều răng cưa tròn. Từ nách của các vết khía ngoài mép lá có thể mọc ra nhiều cây con. Cây lá bỏng cho ra hoa vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Hoa mọc thành chùm trên đầu một cán dài và thõng xuống dưới. Hoa có thể có màu đỏ, hồng hay màu vàng.
  • Phân bố: Cây thuốc bỏng mọc hoang tự nhiên hoặc được trồng trong chậu để làm cảnh. Cây ưa sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, ven bờ suối hay mọc hoang trên các vách đá.  Ngoài Việt Nam, cây lá bỏng còn phân bố ở một số quốc gia khác như Madagascar, Caribe, Australia, New Zealand, Hawaii hay Tây Ấn…

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Toàn cây lá bỏng đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên bộ phận được sử dụng chủ yếu là lá cây.
  • Thu hái: Lá bỏng được thu hái quanh năm và dùng dưới dạng tươi

Cây lá bỏng

Công dụng, cách dùng:

Công dụng: 

Theo Đông y, lá bỏng có tác dụng giảm đau, tiêu thũng, sinh cơ, giải độc, cầm máu, hoạt huyết chỉ thống, tiêu viêm.  Chủ trị các chứng bỏng do nước sôi hoặc do lửa, bệnh trĩ lòi dom, viêm mũi xoang, giải rượu, đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày, lở ngứa, mụn nhọt…

Y học Ấn Độ sử dụng lá bỏng để trị bầm da, vết đốt côn trùng cắn, lên sởi. Indonesia và Malaysia dùng lá bỏng để trị nhức đầu, đau chân, đau mắt, sốt, phong ngứa, viêm họng, chốc đầu, mụn nhọt….

Cách dùng: 

  • Dùng trong: Giã lá tươi chắt lấy nước uống hoặc sắc uống, mỗi ngày dùng 20 – 40g.
  • Dùng ngoài: Giã lá tươi đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị hoặc bào chế thành thuốc mỡ để bôi.

Lưu ý:

Lá bỏng không chứa độc. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị dị ứng với thành phần của lá bỏng khiến da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban.

0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon