Hoàng kỳ

Description

Tên gọi khác:

• Miên Hoàng Kỳ, Khẩu Kỳ, Bắc Kỳ Và Tiễn Kỳ

• Tên khoa học: Astragalus propinquus

Mô tả:

• Cây sống lâu năm, cao 0,6 – 1m. Rễ dài hình trụ, mọc cắm sâu. Thân cành mảnh, nhẵn. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 19 – 27 lá chét, hình trái xoan, gốc và đầu tròn, lá chét tận cùng lớn hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông trắng mịn.

• Cụm hoa mọc ở lẽ lá thành chùm, dài hơn lá; hoa màu vàng; dài hình ống ngắn, 5 răng không đều; tràng có cánh cờ thẳng hình trứng thuôn; cánh bên thuôn; nhị 2 bó; bầu có nhiều noãn.

• Quả đậu dẹt, to dần về phía đầu và có mũi nhọn ngắn, mặt ngoài có lông ngắn, hạt hình thận, màu đen.

• Mùa hoa quả: tháng 4 – 6

Phân bố: 

• Hoàng kỳ được trồng tương đối phổ biến ở Trung Quốc. Trước đây, Viện Dược liệu có nhập hạt giống hoàng kỳ của Liên Xô trước đây, gieo thử tại Trại thuốc Sa Pa, đến năm 1978 chuyển vào Đà Lạt, nhưng chưa đạt kết quả.

Bộ phận dùng:

• Rễ đã phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ (cả thứ Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge var. mongholicus (Bge) Hsiao) và dược chế biến như sau:

• Hoàng kỳ sống: Dược liệu rửa sạch, ủ mềm, bào hoặc thái phiến mỏng 1 – 2 mm, sấy nhẹ hoặc phơi khô

• Hoàng kỳ tẩm mật sao: Lấy mật ong hoà với một ít nước sôi rồi tẩm vào hoàng kỳ đã thái phiến. Trộn đều, ủ cho thuốc ngấm nước mật sao nhỏ lửa cho vàng, khi cầm không dính tay là được. Để nguội. Cứ 100kg hoàng kỳ dùng 25 – 30 kg mật ong.

Công dụng của Hoàng kỳ: 

• Hoàng kỳ được dùng sống để chữa bệnh đái tháo đường, đái đục, đái buốt, phù thũng, đau xương. Dạng tẩm mật sao chữa suy nhược lâu ngày, ra nhiều mồ hôi.

Tính vị: 

• Vị ngọt, tính ôn

Tác dụng dược lý: 

• Tác dụng trên hệ miễn dịch:

a. Thử nghiệm in vitro:

+ Nồng độ 10mg/ml polysaccharide chiết từ hoàng kỳ làm tăng khả năng thực bào của các đại thực bào và bạch cầu đa nhân.

+ Tách tế bào đơn nhân từ bệnh nhân ung thư vú với polysaccharide hoàng kỳ sẽ làm tăng hoạt tính miễn dịch, điều chỉnh lại chức năng tế bào ‘I’ đã bị suy. Những nghiên cứu sâu hơn thấy polysaccharide hoàng kỳ làm tăng hoạt tính interleukin – 2

b. Thử nghiệm in vivo:

+ Tiêm tĩnh mạch polysaccharide hoàng kỳ sẽ khắc phục được sự ức chế miễn dịch do polysaccharide ở chuột cống trắng

+ Nước sắc hoàng kỳ cho chuột nhắn trắng uống hàng ngày hoặc cách ngày trong 1 – 2 tuần làm tăng chức năng thực bào của hệ lưới nội mô

+ Dùng nọc rắn cho chuột lang làm giảm bổ thể và giảm hoạt tính thực bào của bạch cầu. Dùng polysaccharide hoàng kỳ sẽ đối kháng chống lại những thay đổi này ở chuột dùng nọc rắn, nhưng không có tác dụng trên chuột bình thường

+ Tiêm trong màng bụng hoàng kỳ làm tăng trọng lượng và số tế bào lách chuột nhắt trắng, làm tăng đáp ứng của lách chống lại hồng cầu cừu, và kích thích hoạt tính thực bào của các đa thực bào ở màng bụng chuột. Số đại thực bào được hoạt hoá ở lách của chuột dùng thuốc cũng tăng lên.

• Tác dụng kích thích phát triển cơ thể:

+ Trong nuôi cấy tế bào in vitro, hoàng kỳ làm tế bào sinh trưởng nhanh hơn, với lượng tế bào hoạt động tăng lên nhiều, tuổi thọ tế bào kéo dài hơn.

+ Thụt nước sắc hoàng kỳ vào hậu môn cho chuột nhắt trắng trong 3 tuần liền chuột khoẻ lên nhiều. Hoàng kỳ làm tăng AMP vòng và GMP vòng trong tế bào

+ Trên mô hình dương suy bằng cách cắt giáp trạng ở chuột cống trắng thì thyroxin (T4) giảm đi và hocmon giải phóng thyrotropin (TRH) tăng lên. Hoàng kỳ là thuốc hồi dương làm T4 tăng trở lại và làm giảm TRH. Ở chuột bình thường, hoàng kỳ ít ảnh hưởng, thường làm giảm T3 (triiodothyronin) và làm tăng TRH.

• Tác dụng trên tim:

+ Cao còn hoàng kỳ làm tăng tính co và biên độ co của tim ếch cô lập

+ Hoàng kỳ có tác dụng làm tăng co bóp tim bình thường. Nếu tim suy thì tác dụng càng rõ. Dùng liều cao tiêm màng bung cho chó, sau mọt thời gian có thể làm sóng P đảo, và 2 pha, khoảng ST kéo dài.

Saponin hoàng kỳ làm tăng sức co cơ tim cô lập của chuột cống trắng. Trên tế bào cơ tim nuôi, hoàng kỳ làm giảm điện thế nghỉ và tăng sức co, chứng tỏ thuốc có ảnh hưởng đến Na+ – K+ – ATPase

• Tác dụng giãn mạch hạ huyết áp:

+ Tiêm dịch chiết hoàng kỳ vào tĩnh mạch chó, mèo đã gây mê, hoặc thỏ không gây mê thấy giãn mạch và hạ huyết áp kéo dài. Tác giả cho rằng do hoàng kỳ làm giãn mạch, nên làm cho máu tới các cơ quan nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời làm huyết áp giảm. Do giãn mạch tim, và mạch thận, nên máu qua thận nhiều hơn dẫn đến tác dụng lợi tiểu.

+ Dùng histamin hoặc cloroform cho chuột cống trắng hặc chuột lang sẽ làm cho thành mạch, nhất là thành mao mạch giãn ra, làm tăng sự thẩm thấu của huyết tương qua thành mạch. Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ sự giãn thành mạch và hiện tượng thẩm thấu huyết tương qua mao mạch. Hoàng kỳ còn bảo vệ chống lại sự vỡ hoặc giãn mao mạch do chiếu tia X.

+ Tiêm dưới da dịch chiết hoàng kỳ cho thỏ, không thấy có ảnh hưởng trên đường huyết.

• Tác dụng lợi niệu: Cho chó uống hoàng kỳ liều 0,5 – 4g/kg, tác dụng lợi tiểu rõ, có con lượng nước tiểu tăng gấp đôi. Thí nghiệm trên thỏ cũng có tác dụng lợi tiểu. Nếu cho uống kéo dài, thì những ngày sau, tác dụng lợi tiểu lại không rõ rệt. Uống liều quá cao, ngay ngày đầu lượng nước tiểu lại giảm đi, nhưng không thấy albumin niệu hoặc đường niệu

• Tác dụng trên gan:

+ Saponin Astramembrannin 1 của hoàng kỳ làm tăng sinh tổng hợp ADN ở chuột nhắt trắng đã cắt một phần gan và trong quá trình tái sinh gan, sự liên kết của [3H] thymidin vào gan tăng lên

+ Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan bằng carbon tetraclorid, thấy hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, ngăn ngừa sự giảm hàm lượng glycogen gan và làm tăng hàm lượng protein và albumin toàn phần trong huyết thanh

• Tác dụng trống viêm: Astramembrannin 1 ức chế sự tăng tính thấm mạch do serotonin haowjc histamin với liều tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hặc uống kiều 50mg.kg. Thuốc còn ức chế sự phù do carragenin ở chuột cống trắng

• Tác dụng trên hệ sinh dục: Hoàng kỳ gây hưng phấn sự co bóp tử cung cô lập của chuột cống có thai, nhưng lại ức chế sự co bốp của ruột thỏ cô lập. Trên thời kỳ động dục của chuột nhắt trắng, chu kỳ động dục bình thường khi không có thai là 4 – 5 ngày trong đó có 1 ngày động dục. Theo các tài liệu Trung Quốc hoàng kỳ có tác dụng làm cho thời kỳ động dục kéo dài thành 10 ngày

Tác dụng trên aldose reductase: Rễ hoàng kỳ khô nghiền thành bột thô, chiết bằng nước sôi trong 5 giờ, làm lạnh và lọc, làm đông khô thành bột. Thử với nồng độ 0,1mg/ml có tác dụng ức chế aldose reductase

• Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng kỳ có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuân ly Shigella, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, tu cầu vàng

• Độc tính: Hoàng kỳ có độc tính cấp thấp. Cho chuột nhắt trắng uống liều 100g/kg, là liều gấp 500 lần cao hơn nếu liều thường dùng chô người, không có chuột chết và không thấy có biểu hiện tác dụng phụ có hại

Thử tác dụng sinh đột biến, dùng nghiệm pháp Ames trên vi khuẩn Salmonella typhimurium TA98 và TA100, thấy hoàng kỳ không gây đột biến. Hơn nữa, cao nước hoàng kỳ còn có tác dụng bảo vệ chống lại sự sinh đột biến khi dùng chất gây đột biến là benzopyren

• Nghiên cứu lâm sàng:

a. Tác dụng miễn dịch: Cao nước nóng hoàng kỳ cho người uống có tác dụng kích thích miễn dịch. Liều 15,6g/người/ngày trông 20 ngày làm tăng có ý nghĩa IgM, IgE và AMP vòng. Hoàng kỳ có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra interferon là một protein có tác dụng kháng virus. Cao nước nóng hoàng kỳ, tiêm bắp thịt trong 3 – 4 tháng cho bệnh nhân bị viêm cơ tim do virus B coxsackie làm tăng tế bào diệt tự nhiên trong cơ thể, một đáp ứng trung gian qua cơ chế tăng sản sinh interferon.

Có một  sự hợp đồng tác dụng của hoàng kỳ và interferon trong điều trị sướt cổ tử cung và chống virus. Bằng nghiệm pháp hai lần mù, đã điều trị 164 bệnh nhân bị sướt cổ tử cung trong đó có 50 ca bị nhẹ, 89 vừa và 25 nặng. Nếu điều trị riêng interferon thì kết quả là 31,8%, cồn dùng phối hợp kết quả là 60,7%

b. Tác dụng kích thích phát triển cơ thể: Tác dụng này cố lẽ có liên quan đến tác dụng kích thích và điều hoà miễn dịch

Trong một dịch cảm cúm, uống hoặc nhỏ mũi cao nước hoàng kỳ cho 1000 người làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và rút ngắn thời gian bệnh nếu bị mắc . Úng 2 tháng, hoàng kỳ làm tăng có ý nghĩa hàm lượng IgA và IgG trong dịch tiết mũi của bệnh nhân bị cảm lạnh

Dùng 2 công thức thuốc bổ khí là hoàng kỳ – đảng sâm và hoàng kỳ – đan sâm để điều trị cho 52 bệnh nhân có 3 trạng thái là suy khí, suy tim và ứ huyết, thấy công thức hoàng kỳ – đan sâm  có tác dụng hợp đồng tốt hơn trên các bệnh nhân.

c. Thử lâm sàng loạn nhịp tim có điện thế tâm thất chậm (ventricular late potentials: VLP): đã thử 316 bệnh nhân, 84% 9266 bệnh nhân) được ghi điện tim cả ngày bằng máy holter. Bệnh nhân bị đau thắt ngực, VLP tăng trung bình 6,1%, nhồi máu cơ tim tăng 25%, viêm cơ tim 25,7%, bệnh cơ tim 14,3% và loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân tăng 5,5%. Dùng hoàng kỳ có đối chiếu với lidocain và mexiletin thấy hoàng kỳ giảm VLP từ 44,5 ± 5,9 ms còn 39,8 ± 3,3ms (khoảng 10%)

d. Bệnh viêm thận tiểu cầu mãn tính: Đã điều trị 54 bệnh nhân gồm các thể viêm thận, hư thành, và suy thận bằng cách tiêm bắp dịch chiết hồng kỳ 2 ml/ ngày, sau một đợt 30 ngày thấy cải thiện được protein niệu và nhiều thông số chức năng thận.

e. Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng:

+ Đã điều trị 79 bệnh nhân bị viêm tá tràng, chia làm 2 lô, lô 1 có 61 bệnh nhân điều trị bằng bài thuốc gồm hoàng kỳ và bồ công anh, lô 2 điều trị bằng hydroxyd nhôm có 18 bệnh nhân. Sau 40 ngày, lô 1 cải thiện rõ ở 40 bệnh nhân (65,57%), lô 2 là 5(27,78%); có cải thiện 21,3% ở lô 1 và 44,44% ở lô 2.

+ Điều tị 40 người loét dạ dày đã xác định bằng chụp dạ dày bằng bài thuốc gồm hoàng kỳ 30g, bạch thược 20g, cam thảo 10g, gừng 2g, đại tảo 3g, maltose 20g, ngày 1 thang. Sau một tháng khỏi 55%, sau 2 tháng khỏi thêm 20%, 3 tháng 12,5%, 6 tháng 2,5%, không khỏi 10%

Liều dùng: 

Ngày dùng 6 – 12g ở dạng sống, 3 – 9g dạng sao tẩm, sắc uống hặc chế thành cao hoặc viên

Kiêng kỵ: 

Người thuộc chứng thực nhiệt, tích trệ hay bị tức bụng, tức ngực, hay tức giận (can khí bất hòa) không nên dùng