Đại kế

Description

Tên gọi khác: 

• Thích kế, Dã hồng hoa, Ô rô cạn

• Tên khoa học: Cirsium japonicum Fish. ex DC

Mô tả:

• Cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cao 50-80cm. Rễ phân nhánh .Thân thẳng, màu lục, có rãnh dọc và nhiều lông lá mọc so le, hình mác không cuống, gốc ôm sát thân, mép uốn lượn, có răng cưa dạng gai sắc,lá gốc và lá ở giữa thân chia thuỳ không đều, dài 20-40cm, rộng 5–10cm, lá ở ngọn và cành có hoa ít chia thuỳ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhạt

• Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành đầu to, lá bắc có lông, xếp thành 5-7 hàng, không đều. Lá phía ngoài ngắn và sắc, lá phía trong mềm và gập xuống: hoa rất nhiều, lưỡng tính, màu tím đỏ, tràng có ống loe ra 5 cánh, 5 nhị có tai ở gốc, chỉ nhị có lông,bầu nhẵn.

• Quả bế thuôn, hơi dẹt, nhẵn, có 5 cạnh mở

• Mùa hoa : tháng 5-7, mùa quả: tháng 8-10

• Tránh nhầm với cây Ô rô cũng gọi là đại kế

Phân bổ:

• Cirsiura Mill là một chí lớn với tổng số khoảng 380 loài, phân bố ở vùng ôn đới và một số ít loài ở vùng cận nhiệt đới Bắc bán cầu. Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, trong đó loài đại kế được coi là cây có vùng phân bố hạn chế nhất, thường chỉ thấy ở vùng núi cao trên 1500m như: Sa Pa (Lào Cai), Đổng Van, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang), Sin Hổ (Lai Châu) và Mù Cang Chải (Yên Bái). Trên thế giới, đại kế có ở Trung Quốc, Nhật Bản và vùng Viễn Đông Nga.

Bộ phận dùng:

• Toàn cây, thu hái vào mùa hạ, thu khi đang có hoa, phơi khô. Người ta cho rằng hái vào mùa thu tốt hơn. Rễ đào vào mùa thu sẽ có rễ  to hơn, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô

Công dụng của Đại kế:

• Đại kế được dùng chữa các dạng xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, lao, môn ra máu, đá 1 ra máu. xuất huyết tử cung… hang lậu. Còn chữa viêm gan, viên vú, thông sữa, viêm phù thân, ung thũng, sang độc, cao huyết áp.

Tính vị: 

• Vị ngọt, đắng, tính mát

Tác dụng dược lý: 

• Tác dụng hạ huyết áp: Cao chiết cồn bằng cách ngâm lạnh toàn cây đại kế có tác dụng hạ huyết áp trên mèo và thỏ

• Tác dụng trên vi khuẩn lao: Nước sắc rễ đại kế và cao cồn toàn cây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn lao

Liều dùng: 

• Ngày uống 9-15g dạng thuốc sắc Dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ghẻ lở, vết thương dùng đắp, lây 60-120g toàn cây, giã ép lấy nước uống

Kiêng kỵ:

• Không dùng đại kế cho bệnh nhân tì vị hư hàn và không có ứ trệ. Vị thuốc kỵ với dụng cụ bằng sắt