Cỏ ngọt

Description

Tên gọi khác:

Cúc ngọt, cỏ đường, cỏ mật

Tên khoa học: Stevia rebaudiana (Bertoni) Hemsley

Mô tả: 

Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 – 0,6m, có khi đến 1m. Thân cứng mọc thẳng, có rãnh dọc và nhiều lông mịn, ít phân nhánh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 5 – 7 cm, rộng 1 – 1,5 cm, có 3 gân, 4 – 6 đôi răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, hai mặt có lông trắng mịn, nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm; cuống lá rất ngắn.

Hoa lưỡng tính, tụ họp thành đầu màu trắng ở ngọn thân

Qủa bế, không có mào lông, hạt không có nội nhũ

Mùa hoa: tháng 5 – 9

Phân bố: 

Cỏ ngọt được phổ biến trồng ở Việt Nam hiện nay, được nhập nội từ một nước Nam Mỹ (nguồn gốc ở Paraguay) năm 1988

Bộ phận dùng: 

Phần trên mặt đất của cây cỏ ngọt

Công dụng của Cỏ ngọt: 

Chữa đại tháo đường: Nhiều tài liệu đã xác định tác dụng chống đái tháo đường của cỏ ngọt và steviosid, nhưng cũng có công trình nghi ngờ tác dụng này. Dù sao cỏ ngọt và steviosid có vị ngọt sẽ làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh, vì thế sẽ làm giảm đường huyết. Liều dùng theo thử nghiệm ở Braxin là mỗi lần 0,25g steviosid (hoặc 2,5g lá cỏ ngọt), ngày 4 lần. Uống nhiều ngày.

Chữa béo phì: Cỏ ngọt và steviosid làm giảm nhu cầu chất bột và chất đuồng của cơ thể, nên cũng có tác dụng chữa béo phì.

Lá cỏ ngọt hoặc steviosid thường dùng làm chất điều vị cho các loại trà thuốc, trà túi lọc. Tỷ lệ lá cỏ ngọt hoặc steviosid trong đó thường thấp. Ở Việt Nam, cũng có một số chế phẩm trà thuốc có cỏ ngọt như:

+ Trà actiso – stevia

+ Trà sâm quy – stevia có sâm khu 5, tam thất, dưng quy, thục địa, tảo, long nhãn, ngũ gia bì và cỏ ngọt

+ Trà nhân trần, thảo quyết minh, cỏ ngọt

+ Trà túi lọc Sotevin có dừa cạn, hoa cúc, hoa hoè và cỏ ngọt

Tính vị:

Vị ngọt rất đậm

Tác dụng dược lý: 

Liều dùng: 

0,5 – 1g steviosid chia ra 3 – 4 lần trong ngày. Uống nhiều ngày

Kiêng kỵ: