Tên khoa học:
Callerya speciosa
Tên khác:
Sâm tiến Vua, cát sâm
Họ thực vật:
Đậu (Fabaceae).
Nơi bảo tồn:
Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.
Mô tả, phân bố:
- Mô tả:
Sâm Núi Dành là cây dây leo hoặc trườn, thường dài 1,5 -3 m hoặc hơn, cành non có lông màu bạc; rễ củ nạc, có lớp vỏ bên ngoài hơi cứng, bên trong lõi màu vàng nhạt, mùi thơm dịu và vị ngọt mát. Lá kép lông chim lẻ, trục chính của lá dài 6 – 15 cm, mang 3 – 7 lá chét; lá chét hình bầu dục dài hay trái xoan, cỡ 3 – 8 x 1 – 3 cm, 2 mặt có lông tơ màu trắng, có 5-6 gân bên, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới lá xanh nhạt. Cụm hoa chùm, mọc ở đầu cành hay nách lá, dài đến 30 cm, cuống hoa và đài đều có lông nhung trắng. Hoa to, mọc đơn độc trên đốt trục cụm hoa, dài 2,5 – 3 cm. Đài hình chuông, 5 mảnh dính với nhau, cỡ 9×12 cm, mặt ngoài có lông, mép có 4 răng; tràng 5 cánh không đều nhau, tiền khai hoa cờ: cánh cờ (ở trên) lớn nhất, có màu sắc đẹp hơn và ở ngoài cùng, 2 cánh bên nhỏ hơn, trong cùng là 2 cánh thìa dính lại với nhau ở đáy tạo thành cấu trúc tương tự như cái thuyền con mang kèm nhị và nhụy. Cánh hoa màu trắng ngà, cánh cờ không có lông, 2 bên gốc có cục chai. Nhị 10, 9 chiếc dính lại với nhau ở phần chỉ nhị thành 1 bó bao quanh nhụy, 1 chiếc rời. Bầu nhụy lớn, 1 ô, mang 2 dãy noãn, khi phát triển được sẽ tạo ra quả. Bầu hình thuôn, dài bằng nhị. Quả đậu, dẹp, cỡ 9-18×1,2-1,6x 0,7-0,8cm, có lông nâu phủ dầy. Hạt 3-9, hình trứng, cỡ 1 cm. Củ sâm có lớp vỏ bên ngoài hơi cứng, bên trong lõi màu vàng nhạt, mùi thơm dịu và có vị hơi ngọt. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân và mùa hè, ra hoa vào tháng 6-9, đậu quả vào tháng 9 -12.
- Phân bố: Phân bố tại Núi Dành có độ cao 116 m so với mực nước biển chỉ có ở gia đình ông ân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với diện tích vuờn gốc khoảng 40 – 50 m2
Bộ phận dùng, thu hái:
- Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây sâm từ lá, thân, hoa, củ
- Thu hái: Thu hoạch hoa sâm từ 15/8 đến 30/9 hàng năm
Công dụng, cách dùng:
Công dụng:
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, cây Cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Cành lá vò ra có mùi hôi có tác dụng gây nôn.
Theo y học hiện đại
– Giúp kích thích hoạt động của não bộ suy nhược tinh thần.
• Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục, suy nhược sinh dục.
• Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu chữa thiếu máu, suy tiểu cầu.
• Đặc hiệu với vi khuấn Streptococi chữa viêm họng hạt.
• Antistress giải lo âu và chống trâm cảm các bệnh lý gây ra bởi stress.
• Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan chống xơ gan và giải độc gan.
• Giám mỡ máu, tăng lượng HDL xơ vữa động mạch.
• Giảm đường huyết hiệp lực với thuốc hạ đường huyết bệnh tiểu đường.
• Điều hòa hoạt động tim mạch loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
• Chống ôxy hóa (Antioxidant), chống lão hóa.
• Phòng chống các loại ung thư, hỗ trợ thuốc chữa ung thư.
• Sâm Nam Núi Dành giúp tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu suy giảm miền dịch.