Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Cây sục sạc – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Crotalaria pallida

Tên khác:

Lục lạc, muồng lá tròn, muồng phân

Họ thực vật:

Fabaceae (Đậu)

Nơi bảo tồn: 

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

5 loại cây họ đậu giúp cải tạo đất tốt nhất

Mô tả, phân bố:

  • Mô tả: Cây sục sạc thuộc loại thân thảo, cứng và cao khoảng 1 – 2 m. Lá kép với 3 lá phụ xoan bầu dục, mỏng. Mặt trên của lá không có lông, còn mặt dưới thì có lông. Lá bẹ hình kim, rụng sớm và phát hoa ở nách lá hoặc ngọn cành. Dài 2 – 3 tấc, mang theo khoảng 50 hoa. Hoa thường cúp xuống, vành hoa cao 15mm màu vàng và có sọc cam đậm. Giáp quả cúp xuống dài 3 – 4 cm và chứa nhiều hạt màu nâu. Khi khô hạt rơi ra, nhưng vẫn nằm trong giáp quả kín.
  • Phân bố: Cây mọc hoang dại, được trồng khắp nơi ở nước ta, chủ yếu để làm phân xanh. Thân cành làm củi.

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Thân, hoa, lá
  • Thu hái: Quả sục sạc thường được thu hái vào mùa thu, phơi khô và tách lấy hạt. Bộ phận dùng làm thuốc bao gồm cả cây, rễ, hạt, phơi khô để dùng dần

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ với lục lạc ba lá

Công dụng, cách dùng:

Công dụng: 

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lục lạc có tính mát, vị ngọt, hơi chát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh.

  • Lá và thân có tính bình, vị đắng có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.
  • Rễ lục lạc có tính bình, vị hơi đắng có tác dụng tiêu viêm trợ tiêu hóa.
  • Hạt dùng để trị suy nhược thần kinh, chóng mặt do sốt, chứng đa niệu, bạch đới.

Ngoài ra, trong dân gian người ta còn thấy hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, tiểu són, can thận kém, mắt mờ, viêm tuyến vú, di tinh, trẻ con cam tích,…

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, khi phân tích các thành phần của lục lạc

  • Các flavonoid của lục lạc có tính ức chế sự tạo ra các hóa chất trung gian trong chứng viêm. Nên nó có thể dùng để ngừa và điều trị các chứng viêm do quá mẫn.
  • Tác dụng độc với tế bào: Làm tổn thương tế bào người với nồng độ khoảng 0,35mg monocrotalin/ml. Ngoài ra, nó cũng ức chế sự tổng hợp DNA, cản trở sự sản sinh tế bào và gây đột biến tế bào tủy xương gây ung thư.
  • Trong ống nghiệm in vitro monocrotalin khiến cho nhiều loại tế bào ung thư biến dạng, ức chế sự phân chia phát triển (chống ung thư).

Lưu ý

  • Có xác định độc tính trên thân lá và hạt lục lạc. Vì vậy, người dùng không nên tự ý dùng theo các mẹo dân gian mà cần có sự tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
  • Không dùng thuốc ở dạng tươi để uống khi chưa đun nấu, bởi vị thuốc có độc tính ở dạng cây tươi.
  • Không sử dụng dược liệu này dưới hình thức ngâm rượu uống.
  • Phân biệt kỹ, tránh nhầm lẫn với cây muồng muồng (loại cây có cụm lá kép, mọc đối với nhiều cặp lá chức không phải có có ba lá như cây lục lạc).sục
0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon