Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Cây Lá Gai – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Boehmeria nivea

Tên khác:

Tầm ma, Cây lá gai, Gai tuyến, Trữ ma.

Họ thực vật:

Gai (Urticaceae)

Nơi Bảo Tồn:

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Cây Gai: Dược liệu an thai, lợi tiểu có nguồn gốc từ Ấn Độ

Mô tả, phân bố

  • Mô tả: Cây lá gai là loài thực vật sống lâu năm, thân cao khoảng 1,5 – 2m, thân cứng hóa gỗ ở gốc. Cành màu đỏ nhạt, phủ nhiều lông sát. Lá mọc so le, có cuống, kích thước tương đối lớn, lá rộng 4 – 8cm, dài 7 – 15cm, phiến hình tim và mép có răng cưa. Mặt trên có màu lục sẫm, màu dưới có màu nhạt hơn do được phủ lông trắng. Cụm hoa cùng gốc hay khác gốc, ngắn hơn lá, mọc ở kẽ lá, xếp thành chùy đơn ở hoa cái, hay hợp lại ở hoa cái và hoa đực. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị, nhụy lép có dạng quả lê. Hoa cái có đài hợp thành 3 răng. Cụm hoa cái hình cầu, mang nhiều hoa, bao hoa màu lục nhạt, hình trứng có lông. Quả bế mang đài tồn tại, hình lê, có nhiều lông. Mùa hoa quả tháng 11 – 1.
  • Phân bố: Cây gai là nguyên sản ở Ấn Độ, sau đó được di thực và trồng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Nhật bản, Triều Tiên,…

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Rễ (trữ ma căn) và lá của cây gai được sử dụng để làm thuốc. Trong khi đó lá còn được sử dụng để làm bánh (bánh gai, bánh ít).
  • Thu hái: Lá và rễ có thể thu hái quanh năm nhưng nếu dùng rễ, nên thu hái vào mùa thu – đông. Vì thời điểm này rễ phát triển mạnh và có phẩm chất tốt nhất. Sau khi đào rễ về, đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát rồi để nguyên hoặc thái mỏng đem phơi/ sấy khô. Ngoài ra cũng có thể sử dụng dược liệu tươi.

Cây Gai (Trữ Ma) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi

Công dụng, cách dùng:

Công dụng

  • Rễ (củ gai): cầm máu, giải độc, thanh nhiệt, giải độc, an thai, lương huyết (làm mát).
  • Lá: cầm máu, giảm đau, tán ứ trệ, lương huyết.
  • Vỏ cành và thân: thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu, tán ứ, cầm máu.
  • Ngoài ra, một số nơi còn dùng hoa để chữa bệnh sởi.

Cách dùng

  • Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Cây lá gai được sử dụng ở dạng sắc, thuốc viên và hoàn tán với liều dùng 12 – 20g. Ngoài ra, có thể sử dụng ở dạng giã đắp hoặc đun lấy nước ngâm rửa.
  • Dùng an thai chỉ uống 2 – 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.

Lưu ý

  • Cây lá gai có thể gây ngứa khi dùng tươi nhưng khi luộc chín hoặc nấu canh, thảo dược không còn ngứa và có thể dùng ăn như một loại rau.
  • Cây không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy, tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài.
0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon