Tên khoa học:
Cordyline terminalis Kunth
Tên khác:
Phát dụ, thiết thụ, chổng đeng, huyết dụ lá đỏ, long huyết, co trướng lậu, quyền diên ái, phật dụ,…
Họ thực vật:
Hành Alliaceae
Nơi Bảo Tồn:
Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.
Mô tả, phân bố
- Có 2 loại huyết dụ: 1. Lá đỏ cả hai mặt. 2. Lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai thứ đều dùng được, nhưng loại toàn đỏ tốt hơn. Cây thuộc thảo, thân to bằng ngón tay, sống dai, cao độ 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không cuống, hẹp 1,2-4cm, dài 20-35cm. Hoa mọc thành chùy dài. Bầu 3 ô, mỗi ở chứa 1 tiểu noăn, một vòi. Quả mọng 1-2 hạt.
- Thảo dược này được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh và làm dược liệu.
Bộ phận dùng, thu hái:
- Bộ phận dùng: Lá của cây (tên dược: Folium Cordyline).
- Thời điểm thu hái thích hợp là vào mùa hè. Nên lựa ngày trời khô ráo và có nắng.
Công dụng, cách dùng:
- Theo y học hiện đại:
- Tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư dạ dày.
- Có khả năng kháng khuẩn, tác dụng mạnh với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia, Salmonella typhi, Streptococcus faecalis,…
- Tăng co bóp tử cung, gây độc cho tế bào ung thư và có tác dụng estrogen yếu.
Theo y học cổ truyền:
- Tác dụng cầm máu, bổ huyết, làm mát huyết, tán ứ, định thống, tiêu ứ.
- Thường dùng để chữa rong kinh, phong thấp, lỵ, xích bạch đới,…
Chủ trị:
- Trị ho gà ở trẻ em, viêm ruột lỵ.
- Trị lao phổi, lậu huyết, băng huyết, ho thổ huyết, đau nhức xương, kinh nguyệt ra nhiều, kiết lỵ ra máu,…
- Có thể dùng lá tươi/ lá khô sắc lấy nước uống. Nếu dùng lá tươi, có thể dùng từ 20 – 25g. Trong trường hợp dùng lá khô, chỉ nên dùng từ 10 – 15g/ ngày.