Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Cây râu hùm – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Tacca Chantrieri André

Tên khác:

Củ dòm

Họ thực vật:

Râu hùm (Taccaceae)

Nơi Bảo Tồn:

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Cây râu hùm là cây gì mà trồng phải giấu kín, thương lái Trung Quốc săn  lùng ráo riết?

Mô tả, phân bố

  • Mô tả:Râu hùm là cây sống lâu năm, cao từ 50 – 80cm, có thân rễ dài ở trên mặt đất, nhiều đốt và hơi cong. Lá mọc từ phần đầu thân rễ, phiến lá hình trái xoan gần giống như lá dong, dài 30 – 50cm, rộng 15 – 20cm, đầu nhọn, gốc tù và hơi lệch, có màu xanh lục bóng, mép nguyên, hơi lượn sóng, cuống lá dài 20 – 30cm. Cụm hoa gồm nhiều hoa màu tím, tập trung trên đầu một cuống dài 10 – 50cm, hoa trông như bộ râu con hổ.  Ở tỉnh Quảng trị cây râu hùm nở hoa, tạo quả vào tháng 4 đến tháng 6. Cây có thể nhân giống vô tính bằng cách cắt ngang thân rễ thành từng khúc nhỏ dày khoảng 2 – 3cm, chấm vào tro bếp rồi vùi trong cát hoặc đất ẩm.
  • Phân bố: Râu hùm là một loài cây bản địa của khu vực Châu Á và các đảo Thái Bình Dương, thường được tìm thấy mọc hoang dại ven suối, dưới tán rừng ẩm núi đất và núi đá vôi. Cây này có thể sinh sản bằng cách giống hạt hoặc giống thân rễ, và ra hoa vào tháng 7-8, thường có quả vào tháng 9-10. Ngoài Việt Nam, Râu hùm còn được tìm thấy ở Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ. Trong nước, loài cây này phân bố rộng rãi trên nhiều tỉnh thành.

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Thân rễ
  • Thu hái: Cây Râu hùm là loại cây có thân rễ được sử dụng để làm thuốc. Thân rễ của cây có tên khoa học là Rhizoma Tacca Chantrieri, và có thể được thu hái quanh năm. Sau khi thu hái, thân rễ cần được làm sạch và khô để sử dụng.

Vị thuốc Râu hùm | BvNTP

Công dụng, cách dùng:

Công dụng

Thân rễ cây râu hùm hữu dụng trong điều trị bệnh thấp khớp khi dùng ngoài. Cây râu hùm được sử dụng trong y học Trung Quốc để chữa trị nhiều bệnh, bao gồm lao phổi, viêm loét dạ dày, viêm gan, huyết áp cao, đau dạ dày, bỏng lửa và ngứa da.

Dịch chiết cồn từ thân cây râu hùm có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư vú.

Cách dùng

Thân rễ râu hùm được dùng làm thuốc chữa tê thấp.

Phơi khô 50g thân rễ râu hùm, sau đó giã nhỏ, rồi trộn với 30g bột bồ kết nướng giòn, sau khi trộn đều ngâm hỗn hợp này với 1/2 lít rượu trong 1 đến 2 tuần lễ, trong quá trình ngâm nhớ lâu lâu phải lắc đều. Rượu này xoa bóp vào chỗ tê đau.

Lưu ý

Không được uống rượu này.

0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon