Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Kinh giới – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Elsholatzia cristata

Tên khác:

Kinh giới rìa; Kinh giới trồng; Giả tô; Kinh giới trồng; Thử minh; Nhất niệp kim; Tái sinh đơn; Tịnh giới; Hồ kinh giới; Như thánh tán.

Họ thực vật:

Hoa môi Lamiaceae.

Nơi bảo tồn: 

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Rau kinh giới là gì? Tác dụng của kinh giới, phân biệt tía tô và kinh giới

Mô tả, phân bố:

  • Mô tả: Kinh giới đặc điểm tự nhiên là dạng cây thân cỏ sống hàng năm, thân hình vuông đặc trưng cho họ cây hoa môi, Kinh giới có mùi thơm rất đặc trưng; thân cây cao khoảng 0,6 đến 0,8m, thân màu xanh, khi về phía gốc có màu hơi tía, toàn thân cây có lông ngắn. Lá Kinh dưới nếu mọc dưới gốc thì lá thường không cuống, lá mọc đối, xẻ sâu thành 5 thùy rõ; lá mọc phía trên thì xe ít hơn khoảng 3 đến 5 thùy. Hoa kinh giới màu tím, móc thành cụm bông. Quả kinh giới hình trái

    Cây Kinh giới thường được trồng để ăn làm gia vị và làm thuốc đã được xác định là Elshoitiia cristaia Willd. cùng họ. Cây cũng thuộc thảo, chiều cao khoảng từ 0,3 – 0,45m, thân nhẵn, mọc thẳng đứng. Lá Kinh giới mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, chiều dài lá khoảng 5 – 8cm, rộng 3cm, cuống gầy dài 2 – 3cm, mép răng cưa. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành, rất mau. Quả nhẵn, gồm 4 hạch nhỏ, dài 0,5cm.

    Một cây khác cũng được gọi là Kinh giới và dùng làm thuốc là cây Origanum syriacum (Lour.) có cùng họ.

  • Phân bố: Tại Việt Nam chưa thấy mọc cây Kinh giới, (Schiionepeta tenuifolia). Kinh giới Elsholtzia cristata chỉ mới thấy trồng loại để ăn và làm thuốc ở nước ta.

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Toàn thân.
  • Thu hái: Thu hoạch cả cây vào mùa thu, nhổ cả cây sau đó phơi hay sấy khô gọi là toàn Kinh giới, nhưng một số địa phương chỉ cắt hoa và cành, nếu hái toàn cây trừ bỏ phần rễ thì gọi là Kinh giới, nếu xát hoa phơi khô gọi là Kinh giới tuệ.

Lá kinh giới có tác dụng gì? Ăn rau kinh giới có tốt không? - Nhà thuốc FPT  Long Châu

Công dụng, cách dùng:

Công dụng: 

Theo y học cổ truyền

Kinh giới có tính ôn, vị cay, quy vào 2 kinh can và phế.

Nhờ đặc tính ôn cay mà Kinh giới có tác dụng lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết, phát biểu khứ phong. Tác dụng Kinh giới chữa ngoại cảm, sinh xong huyết vận, đau đầu nhức mắt. Kinh giới sao đen được sử dụng để chữa thổ huyết máu cam, đại tiểu tiện ra máu.

Theo y học hiện đại

Các tài liệu nghiên cứu và thử nghiệm về các đặc tính dược lý nhận thấy Kinh giới có khả năng kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.

Theo y học ngày nay, Kinh giới được sử dụng với tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và an thần khi dùng với liều thích hợp. Ngoài ra, Kinh giới còn được sử dụng để giúp loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa, chống quá trình lão hóa hoặc ức chế co thắt hồi tràng nhờ các thành phần phenol trong tinh dầu của nó.

Khuếch tán tinh dầu có tác dụng ức chế hoạt động của khuẩn tả và một số virus.

Cách dùng: 

  • Cách dùng: Dùng dạng tươi hoặc dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm.
  • Liều dùng: Ngày dùng từ 10g đến 16g dược liệu khô, hoặc 30g dược liệu tươi.

Dùng ngoài, dùng lượng thích hợp, sao vàng sau đó chà sát da khi bị dị ứng ngứa.

Lưu ý

Kinh giới là một loài thực vật với công dụng tốt, vừa làm thực phẩm và vừa làm thuốc. Hỗ trợ điều trị tốt trong trị khó tiêu, giải cảm, giảm sưng, giảm viêm. Tuy nhiên, khi dùng lượng lớn hoặc sai phương pháp có thể gây những tác dụng phụ khó chịu.

Không sử dụng Kinh giới trong các trường hợp sau:

    • Người có tình trạng biểu chứng dương hư như ra mồ hôi không cầm được.

    • Nhức đỉnh đầu do âm hư hỏa vượng, không phải ngoại cảm.

0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon