Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Cây rau ngót – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Sauropus androgynus (L) Merr.

Tên khác:

Bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần.

Họ thực vật:

Thầu dầu Euphorbiaceae.

Nơi bảo tồn: 

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Ăn rau ngót có tác dụng gì?

Mô tả, phân bố:

  • Mô tả: Cây nhỏ, có thể cao tới 1.5- 2m. Thân nhẵn, nhiều cành, mọc thẳng. Vỏ thân xanh, lục, rồi nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 5cm, cuống ngắn có 2 lá kèm nhỏ. Phiến lá hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
  • Phân bố: Rau ngót là cây mọc hoang, được trồng khắp nơi trên nước ta.

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Lá tươi hái xuống dùng ngay.
  • Thu hái: Thu hái quanh năm. Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót từ 2 năm trở lên.

Lá rau ngót

Công dụng, cách dùng:

Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:

  • Chữa sót nhau: hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch giã nát, Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả. Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân (Y học thực hành, tháng 2/1960 và 10/1961)
  • Chữa tưa lưỡi: giã lá rau ngót tươi độ 5-10g. Vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và nòm miệng trẻ em, chỉ 2 ngày sau là bú được.
  • Chữa hóc: giã cây tương, vắt lấy nước ngậm. Chú ý nghiên cứu thêm

Lưu ý

Với phụ nữ mang thai cần lưu ý, rau chứa lượng papaverin – là chất gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, có thể gây sảy thai. Do vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn để tránh tác dụng không mong muốn.

0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon