Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Cây trạch tả – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelson.

Tên khác:

Cây mã đề nước.

Họ thực vật:

Trạch tả (Alismataceae).

Nơi Bảo Tồn:

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Trạch Tả (Mã Đề Nước) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi - Vietnam Regulatory Affairs Society - Luật Dược Việt Nam

Mô tả, phân bố

  • Mô tả: Cây trạch tả mọc ở ao và ruộng, cao 0,3-1m. Thân rễ trắng, hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc hình trướng thuôn, hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại hình tim. Hoa hợp thành tán có cuống dài đều, lưỡng tính có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trăng hơi hồng, nhị nhiều lá noãn rời nhau, xếp xoắn ốc; quả bế.
  • Phân bố: Cây này mọc hoang tại những nơi ẩm ướt ở nước ta rất nhiều như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện được trồng ở nhiều tỉnh như Hà nam, Thái Bình, Hà Nội, Hoà Bình,… Ngoài ra cũng được trồng như một loại cây kiểng trong bể cá hay sân vườn ở các hộ gia đình ở khắp nơi trên cả nước.

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Thân rễ khô (Rhizoma Alismatis) – nên chọn phần thân to, chắc, có màu trắng vàng, nhiều bột.
  • Thu hái: Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ phần lá, thân, rễ tơ, sau đó đem rửa sạch rồi sấy khô.

Trạch tả - Nhà thuốc FPT Long Châu

Công dụng, cách dùng:

  • Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thuỷ thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10g đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Có người nói là có thể chữa bệnh sỏi thận và lợi sữa
0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon