Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Cây thạch lựu – Mô tả, công dụng, cách dùng

Tên khoa học:

Punica granatum L.

Tên khác:

Tháp lựu, lựu,…

Họ thực vật:

Lựu (Punicaceae)

Nơi Bảo Tồn:

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Cây Thạch Lựu (Bạch Lựu) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất  Lợi - Vietnam Regulatory Affairs Society - Luật Dược Việt Nam

Mô tả, phân bố

  • Thạch lựu là loài thực vật thân nhỏ, chiều cao khoảng 4 – 6m. Vỏ cây có màu nâu xám, sần sùi, một số cành có thể có gai. Rễ hóa gỗ, hình trụ và mọc khỏe, vỏ rễ có màu nâu đỏ bên trong có màu vàng nhạt. Lá nguyên, đơn, mọc đối xứng, mặt lá bóng nhẵn và mỏng, cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm hoặc mọc đơn độc ở ngọn cành. Hoa có 5 – 6 cánh màu đỏ chói hoặc trắng, nhị bầu. Quả hình cầu, có màu đỏ hoặc cam, kích thước to bằng nắm tay. Bên trong quả chia thành nhiều vách ngăn và chứa nhiều hạt, vỏ hạt mềm mọng. Cây lựu ra hoa vào tháng 5 – 6 và sai quả vào tháng 7 – 8 hằng năm.
  • Cây lựu có nguồn gốc từ Tây Á nhưng hiện nay được di thực và trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, lựu được trồng nhiều để lấy quả hoặc làm cảnh.

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Quả lựu được dùng ăn như một loại trái cây thông thường. Vỏ quả được sử dụng làm dược liệu (thạch lựu bì). Vỏ rễ và vỏ cây cũng có thể được dùng để làm thuốc nhưng ít phổ biến hơn.
  • Thu hái: Vỏ thân và vỏ rễ có thể thu hái quanh năm. Quả và vỏ quả được thu hoạch vào tháng 6 – 7 hằng năm.

cây thạch lựu

Công dụng, cách dùng:

Theo y học cổ truyền: 

  • Vỏ quả thạch lựu có tác dụng chỉ huyết, chỉ tả, sáp trường và khu trùng. Chủ trị chứng lỵ mãn tính, tả lâu ngày, chảy máu âm đạo hoặc tử cung, sa trực tràng, đau bụng do nhiễm giun sán, lòi dom và có máu trong phân.
  • Vỏ rễ và vỏ thân có tác dụng trừ sán và sát trùng: thường được sử dụng trong điều trị nhiễm giun sán. Ngoài ra, vỏ rễ còn có công dụng tương tự thạch lựu bì nhưng tác dụng sát trùng mạnh hơn nên thường được lựa chọn để điều trị đau bụng do nhiễm khuẩn.
  • Quả thạch lựu có tác dụng sinh tân tăng cường thủy dịch trong cơ thể, chỉ khát. Nếu sử dụng quả lựu chua thì có thêm công dụng làm săn niêm mạc ruột, cầm máu, hoạt tả. Thường được sử dụng để điều trị chứng đau bụng do nhiễm ký sinh trùng, kiết lỵ lâu ngày, khí hư, ỉa chảy, đới hạ và băng lậu.

Theo y học hiện đại:

  • Công dụng kháng khuẩn: thạch lựu dược liệu có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả, tụ cầu vàng, vi khuẩn lao, liên cầu khuẩn, virus cúm và một số loại nấm gây bệnh ở người.
  • Công dụng chống ký sinh trùng: trong vỏ quả thạch lựu có chứa một hoạt chất có tên là pelletierine có công dụng ức chế giun móc.
  • Tác dụng ức chế tế bào ung thư: những thành phần chống oxy hóa trong quả thạch lựu có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư.
  • Tác dụng đối với tim mạch: nước ép từ quả thạch lựu có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu trong động mạch vành. Do vậy, quả thạch lựu có tiềm năng sử dụng để phòng ngừa và điều trị chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
  • Tác dụng đối với da: tannin trong thạch lựu có tác dụng làm săn da và sát trùng kháng khuẩn mạnh.
  • Độc tính: sử dụng alkaloid trong thạch lựu với liều lượng cao liên tục có thể gây chứng ngưng thở và trong thực nghiệm có thể làm chết súc vật. Nếu sử dụng liều thấp hơn có thể gây mệt mỏi, cảm giác châm chích, chóng mặt, đau đầu, giật đùi, và rối loạn thị giác,… Bên cạnh đó, sử dụng liều cao có thể gây tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, nôn mửa và giãn đồng tử.
  • Tác dụng chống viêm mạn tính: thạch lựu là một trong những loại trái cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy thạch lựu có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng viêm mãn tính, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, ung thư, Alzheimer,…
  • Tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt: những chiết xuất từ quả thạch lựu có tác dụng làm chậm và tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
  • Tác dụng hạ huyết áp: sử dụng nước ép thạch lựu thường xuyên có thể giúp ổn định huyết áp và hạ huyết áp đáng kể.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp: những hợp chất chống oxy có trong quả thạch lựu ví dụ như quercetin, acid punic, punicalagins có thể kiểm soát được hiện tượng viêm ở khớp và hạn chế những triệu chứng đau nhức.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương: thạch lựu có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương do giảm lưu lượng máu. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, quả thạch lựu có thể làm giãn mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu tới dương vật.
  • Tác dụng chống nấm: hợp chất thực vật trong quả thạch lựu có tác dụng chống lại các hoạt động của một loại vi nấm gây nhiễm trùng âm đạo, da hoặc dạ dày đó là nấm candida albicans.
0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon