Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Chi nhánh: 11/23 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt | Liên hệ: 0914.789.868

Khế – Mô tả, Công dụng, Cách dùng

Tên khoa học:

Averrhoa carambola L.

Tên khác:

Khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lăng tử, dương đào, ngũ liêm tử,…

Họ thực vật:

Chua me đất (Oxalidaceae).

Nơi Bảo Tồn:

Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.

Quả khế giúp sáng mắt, chống rụng tóc, ngừa bệnh tim

Mô tả, phân bố

  • Cây nhỡ, cao 5-7m, có khi lớn hơn. Thân hình trụ, có vỏ bần màu xám đen. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 7-11 lá chét mỏng, hình trái xoan, lá chét to dần về phía ngọn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm xim ngắn hơn lá; lá bắc nhỏ hình mác; hoa màu hồng hay tím hồng; đài 5 răng rời, ngắn bằng nửa tràng hoa; tràng 5 cánh mỏng, dính với nhau ở phần gốc; nhị 5 đối diện với lá đài, nhị lép đối diện với cánh hoa, chỉ nhị phồng và đính liền với gốc; bầu hình trứng có lông, 5 ô. Quả to, thuôn dài, có đài tồn tại, có 5 múi vắt nhọn, tạo thành hình ngôi sao khi cắt ngang, màu vàng khi chín, hạt nhỏ và dẹp màu nâu vàng. Mùa hoa quả: tháng 5-9.
  • Cây được trồng khắp nơi ở Việt Nam

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng: Lá, vỏ cây thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, vỏ sao vàng. Hoa, quả thu hái vào mùa hạ, thu, dùng tươi.
  • Thu hái: Vỏ, thân, rễ quanh năm. Thu hái hoa và quả theo thời vụ.

Quả khế có tác dụng gì? Những đối tượng nào không nên ăn khế?

Công dụng, cách dùng:

  • Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn). Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng. Quả dùng lấy nước ép uống cho mát, chữa bệnh scobut.
  • Kinh nghiệm dùng lá khế trong nhân dân Chữa sơn lở, dị ứng, lở loét. Lá khế cả cành non và hoa 100-150g. Nấu sôi 15 phút với 5-6 lít nước, dùng xông và tắm. Lá đã nấu rồi dùng sát lên nơi lở loét. Thường chỉ điều trị 3-4 ngày là khỏi.
    • Lá kế chữa lở sơn, dị ứng, mề đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, đái buốt, đái ra máu, mụn nhọt, viêm tiết niệu, viêm âm đạo, ngộ độc. Ngày 20-40g hoặc hơn, sắc uống.
    • Hoa khế chữa ho, viêm họng, sổ mũi, ho gà, thận hư, kém tinh khí. Ngày 8-16g, hãm với nước sôi uống.
    • Quả khế chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng, lở sơn, bí đái. Ngày 20-40g hoặc hơn sắc uống.
    • Vỏ thân, vỏ rễ chữa đau khớp, đau đầu mạn tính, ho, viêm họng. Ngày 8-16g hoặc hơn, sắc uống.

Lưu ý:

Một số trường hợp nên tránh ăn khế như:
  • Người bị tiểu đường thì nên tránh ăn khế ngọt.
  • Người bị đau dạ dày thì không nên ăn khế chua hoặc quá nhiều khế ngọt (do trong khế ngọt cũng chứa một lượng axit nhất định).
  • Không nên ăn khế khi đói
0914 789 868
icons8-exercise-96 chat-active-icon