Tên khoa học:
Perilla frutescens var.crispa
Tên khác:
Tử tô, tử tô tử, tô ngạnh,…
Họ thực vật:
Họ hoa môi (Lamiaceae)
Nơi Bảo Tồn:
Trung Tâm Bảo Tồn Dược Liệu Mộc Châu – Viện Nghiên Cứu, Bảo Tồn và Phát Triển Cây Thuốc Việt.
Mô tả, phân bố
- Tía tô là một loại cỏ mọc hàng năm, cao chừng 0,5 – 1,5cm. Thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa to; phiến lá dài 4-12cm rộng 2,5-10cm, màu tím hoặc xanh tím, trên có lông màu tím. Người ta phân biệt thứ tía tô có lá màu tím hung là Perilla ocymoides var. purpurascens và thứ tía tô có lá màu lục, chỉ có gân màu hung (Perilla ocymoides var.bicolor). Cuống lá ngắn 2-3cm. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hay đầu cành, chùm dài 6-20cm. Quả là hạch nhỏ, hình cầu, đường kính 1mm, màu nâu nhạt, có mạng.
- Cây mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ… Có thể trồng được bằng hạt hay giâm cành.
Bộ phận dùng, thu hái:
- Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng hạt, chọn ở những cây to khoẻ, không có sâu bệnh. Thời kỳ gieo hạt tốt nhất là sau lập xuân vào tháng 1-2 dương lịch. Mỗi hecta cần chừng 20-30kg hạt giống
- Tuỳ theo mục đích trồng lấy lá hay lấy hạt. cách thu hoạch có thay đổi: Tía tô gieo vào tháng 1-2 thì tháng 3-4 đã có thể hái lá lần thứ nhất. Lúc hái chỉ nên hái lá già, sau đó ít lâu (một tháng sau) lại có thể hái một lần nữa. Sau lần thứ nhất, cần chăm sóc bằng cách tưới nước tiểu pha thêm nước lã, hay dùng khô dầu giã nhỏ, bón vào gốc sau khi xới đất cho nhỏ. Thông thường một cây chỉ hái 2-3 lần lá. Nếu cây tía tô sau khi hái lá cứ để nguyên thì đến đầu mùa thu, quả sẽ già và hái được, nhưng thường những cây tía tô đã hái lá rất ít hạt hay hạt nhỏ và kém cho nên sau khi hát hết lá, người ra chặt cây, lấy đất trồng cây khác. Cành chặt ra dùng làm thuốc với tên tô ngạnh
- Những cây để lấy hạt làm giống hay làm thuốc thì không háo lá. Cây tía tô để lấy hạt, sau khi hạt đã già, cắt cả cành có hạt mang về phơi hay sấy khô trong mát (tránh phơi nắng to, hay sấy ở nhiệt độ cao hoạt chất sẽ giảm), rũ lấy hạt, bỏ cành và tạp chất
- Tiêu thụ nhiều nhất là lá. Lá hái về, cũng phải phơi khô trong mát hay sấy nhẹ độ đê giữ lấy hương vị
Công dụng, cách dùng:
- Theo tài liệu cổ tía tô có vị cay, tính ôn, vào hay kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biển, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngọai cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.
- Thông thường lá tía tô (tô diệp) có tác dụng là cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá
- Cành tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp
- Liều dùng hàng ngày: Lá và hạt ngày uống 3-10g, cành ngày uống 6-20g dưới dạng thuốc sắc
- Dầu hạt tía tô: Ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản dùng trong hy nghệ vẽ trên đồ sứ, thực phẩm.